Tác Dụng Trong Trị Liệu Của Phèn Chua

Phèn chua là một loại dược liệu được sử dụng nhiều trong Đông dược. Tuy nhiên, lại có rất ít người biết được cặn kẽ tác dụng trị liệu của nó là như thế nào. Trong bài viết hôm nay, các chuyên gia về da liễu xin giới thiệu với bạn đọc những tác dụng trong trị liệu của phèn chua, đặc biệt là khi trị hôi nách bằng phèn chua.
Tác Dụng Trong Trị Liệu Của Phèn Chua

Đôi điều về phèn chua

Tên khoa học của phèn chua là Alumen. Tên theo hóa học là Sulfat Alumino Potassicus, có công thức là Al2(SO4)3. Đây là một loại muối có tinh thể to nhỏ không đều, không màu hoặc có màu trắng, cũng có thể trong hay hơi đục tùy chất lượng phèn. Phèn chua tan trong nước, không tan trong cồn. Phèn chua được dùng rất thông dụng trong đời sống và cũng là một vị thuốc có công dụng chữa bệnh rất tốt.
Trong tây y, phèn chua được dùng làm se, sát trùng vết thương, dùng ngoài để nhỏ măt (dung dịch 0,10 gram trong 10ml nước cất), bôi họng (5 gram phèn chua trong 20g mật ong) hoặc cầm máu chân răng (dạng bút chì).
Theo đông y, phèn chua có vị chua, tính hàn, không độc, vào kinh tỳ, có tác dụng táo thấp, giải độc, sát trùng, làm hết ngứa, dùng uống với liều từ 0,3 gram đến 2gram, dưới dạng khô phàn làm thuốc thu liễm, cầm máu, dùng chữa nóng trong xương tuỷ, thịt mọc trong mũi (polip mũi), chế luyện làm thuốc chữa đau răng, đau mắt, lỵ, cầm máu tại chỗ hoặc khi ho ra máu và xuất huyết các loại, dùng ngoài không kể liều lượng. Các bài thuốc có phèn chua gia truyền, kinh nghiệm sau đây đã được dùng rất có hiệu quả trong dân gian.

Những bài thuốc gia truyền chữa bệnh từ phèn chua

Trị hôi nách bằng phèn chua: phèn chua rang cho bay hơi, tán nhỏ, rây mịn rồi cho vào một lọ sach đậy kín để dùng dần. Sau khi tắm hoặc rửa sạch vùng nách bằng xa phòng, lấy một ít bột phèn chua bôi nhẹ lên nách. Để khoảng 3 phút sau đó rửa lại sạch bằng nước.
Hôi nách là bệnh do tuyến mồ hôi ở nách gây ra nên không thể khỏi hẳn được nếu không tác động trực tiếp vào tuyến mồ hôi nách. Việc sử dụng phèn chua để chữa hôi nách chỉ có tác dụng đối với trường hợp mới bị và mùi hôi nhẹ. Khi ngừng sử dụng thì bệnh lại có thể tái phát bình thường.
Chữa hắc lào bằng phèn chua: lấy phèn chua và hàn the theo tỷ lệ 4:1, đem 2 loại đi tán nhỏ, rây mịn, trộn lẫn cho vào lọ đậy kín, dùng dần. Rửa sạch vùng da bị hắc lào, chấm nước cốt lá trầu không, sau đó rắc thuốc bột trên lên bề mặt nơi bị tổn thương, ngày hai lần cho đến khi vết hắc lào khỏi hẳn.
Chữa viêm dạ dày, ruột cấp, mạn tính: Phèn chua 100 gram, tán nhỏ, rây mịn, cho vào lọ đậy nắp kín, dùng dần. Ngày uống 0,5 - 1g chia làm nhiều lần, chữa viêm dạy dày và ruột cấp tính, giảm nôn mửa; viêm ruột mạn tính, kíêt lỵ mạn tính.
Phèn chua nói riêng và nhiều loại nguyên liệu đời thường khác có rất nhiều công dụng chỉ là chúng ta có biết đến để sử dụng nó hay không mà thôi. Trong các bài thuốc trên thì bạn đọc cần lưu ý kỹ càng tới việc sử dụng, do vùng da rất nhạy cảm, nếu sử dụng không có các chuyên gia hướng dẫn thì có thể dẫn đến làm bệnh trầm trọng hơn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.

Tin liên quan được xem nhiều: