Khám phụ khoa có đau không và tại sao
nhiều chị em phụ nữ lai thắc mắc về vấn đề này? Lý do là bởi nếu sức khỏe sinh
sản tốt thì sẽ là cơ sở vững chắc cho quá trình mang thai và sinh đẻ của chị em
sau này. Và để bảo vệ chức năng sinh sản của mình, ngoài việc áp dụng những thói
quen sinh hoạt lành mạnh, có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý thì đi khám phụ
khoa định kỳ để kiểm soát và tầm soát các bệnh cũng là việc làm cần thiết. Tuy
nhiên, với nhiều chị em do mới hoặc chưa đi khám lần nào thì việc đi khám phụ
khoa với họ còn lạ lẫm và hoang mang. Hầu hết trong số đó có chung một thắc mắc
là khám phụ khoa có đau không?
Khám phụ khoa là gì?
Khám phụ khoa là quá trình kiểm tra hệ thống cơ quan sinh sản của chị em để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường. Từ đó có hướng điều trị sớm để bảo vệ sức khỏe sinh sản của chị em.
Khám phụ
khoa nên được thực hiện đều đặn 6 tháng 1 lần. Đây là lời khuyến cáo dựa trên
nhiều nghiên cứu đã được kiểm chứng.
Vì sao cần khám phụ khoa?
Trong quá trình khám phụ khoa, chị em không chỉ biết được tình trạng sức khỏe của mình mà còn được các chuyên gia tư vấn cách bảo vệ sức khỏe sinh sản, cách phòng tránh thai an toàn và vệ sinh vùng kín đúng cách.
Ngoài ra,
các chị em cũng có cơ hội được chia sẻ những khúc mắc trong lòng với các chuyên
gia.
Khám phụ khoa có đau không?
Khám phụ khoa là một thủ tục không quá phức tạp như nhiều chị em vẫn nghĩ. Đối với các bác sĩ có kinh nghiệm và có trình độ chuyên môn cao thì việc khám phụ khoa diễn ra rất đơn giản, nhanh chóng, tuyệt đối an toàn, và đặc biệt là khám phụ khoa không gây ra cảm giác đau đớn như nhiều chị em vẫn lo lắng.
Khi đi khám
phụ khoa, ban đầu bác sĩ sẽ kiểm tra và hỏi về tiền sử bệnh của bệnh nhân có mắc
bệnh gì trước đó không, đã qua quan hệ tình dục hay chưa để từ đó sẽ có cách
thức khám phù hợp nhất.
Trong quá
trình thăm khám phụ khoa, chị em sẽ được kiểm tra tổng thể toàn bộ cơ quan sinh
dục dưới như âm hộ, âm đạo, tử cung và cơ quan sinh dục trên gồm tử cung, vòi
trứng và buồng trứng.
Quy trình
khám sẽ bao gồm: Khám bộ phận sinh dục (bác sĩ sẽ kiểm tra âm hộ và âm đạo của
chị em nhằm kiểm tra xem có xuất hiện dấu hiệu bất thường của dịch tiết âm đạo,
mụn cóc sinh dục, herpes sinh dục, ngứa âm hộ, âm đạo hay các triệu chứng khác
hay không. Tiếp đó, bác sĩ phụ khoa sẽ khám bằng mỏ vịt (dụng cụ bằng nhựa) hoặc
bằng tay để kiểm tra những bất thường ở âm đạo, cổ tử cung, lấy mẫu để làm xét
nghiệm Pap smear (đây là xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung) để xem bạn có dấu
hiệu tiền ung thư hoặc ung thư cổ tử cung hay không. Tiếp đó bác sĩ sẽ kiểm tra
trực tràng (bác sĩ có thể đặt một, hoặc hai ngón tay đã đeo găng và bôi trơn vào
trực tràng, kiểm tra để xem có khối u phía sau tử cung, hoặc trong trực tràng
hay không). Trong một số trường hợp bệnh nhân có thể được chỉ định làm xét
nghiệm máu hoặc xét nghiệm dịch âm đạo nếu thấy có bất thường.
Với những
bước khám phụ khoa mà chúng tôi đã nêu ra ở trên đây thì những chị em còn thắc
mắc "Khám phụ khoa có đau không?" có thể hoàn toàn yên tâm rằng việc khám phụ
khoa diễn ra rất nhẹ nhàng, không gây đau đớn, không làm rách màng trinh (đối
với những người chưa quan hệ tình dục). Bên cạnh đó, các dụng cụ dùng để khám
như mỏ vịt cũng được vô trùng hoàn toàn không thể xảy ra tình trạng viêm nhiễm
trong quá trình khám bệnh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.